Thứ ba, 28/6/2022, 14:15 (GMT+7)

4 lỗi thường gặp của startup phát triển bền vững

Quá quan tâm tới chỉ số, làm cùng lúc nhiều thứ... là những sai lầm thường gặp của startup theo đuổi mô hình bền vững, theo ông Linh Nguyễn - Đồng sáng lập & Điều hành quỹ Earth Venture Capital (EVC) .

Bên cạnh sự tăng trưởng về mặt kinh tế, các quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt với nhiều vấn đề về ô nhiễm, đói nghèo, thiên tai... Điều đó thúc đẩy các mô hình khởi nghiệp bền vững phát triển. Do đó, giải bài toán về tăng trưởng nhanh gắn với phát triển bền vững luôn là thách thức với nhiều doanh nghiệp. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, dưới góc nhìn quỹ đầu tư tập trung vào các giải pháp công nghệ kỹ thuật số chống biến đổi khí hậu, ông Linh Nguyễn chia sẻ:

Ông Linh Nguyễn -  Đồng sáng lập & Điều hành quỹ Earth Venture Capital (EVC) chia sẻ góc nhìn về khởi nghiệp bền vững.

Ông Linh Nguyễn - Đồng sáng lập & Điều hành quỹ Earth Venture Capital (EVC) chia sẻ góc nhìn về khởi nghiệp bền vững.

- Các nhà đầu tư càng ngày càng ưa chuộng xu hướng đầu tư dựa trên đánh giá tiêu chí ESG (Môi trường – Xã hội – Quản trị) thay vì các chỉ số tài chính truyền thống. Theo anh, đâu là nguyên nhân của sự thay đổi này?

- Đầu tiên, đây là một vấn đề rất cấp bách của xã hội, bởi tất cả những gì chúng ta làm trong 10 năm tới sẽ quyết định nhân loại có bước vào một khủng hoảng khí hậu toàn cầu hay không.

Không như khủng hoảng kinh tế, những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu là không thể đảo ngược. Khi chúng ta vượt qua ngưỡng tăng nhiệt độ trung bình 1,5 độ C, nhiệt độ sẽ tiếp tục gia tăng không ngừng. Khi đa dạng sinh học biến mất, hệ sinh thái bị tuyệt chủng, chúng ta sẽ mất nó vĩnh viễn.

Chúng ta đã trải qua một thời gian rất dài đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp đơn thuần qua những chỉ số tài chính. Số đông trong xã hội cũng mặc định rằng giải quyết những vấn đề môi trường là nhiệm vụ của những tổ chức từ thiện và tổ chức phi chính phủ.

Nhưng điều đó không đúng, vì doanh nghiệp đóng vai trò rất lớn trong việc xây dựng kinh tế đồng thời cũng là tác nhân gây ra ô nhiễm môi trường. Do đó, việc tạo ra môi trường kinh doanh, trong đó khuyến khích những doanh nghiệp có trách nhiệm có thể phát triển mạnh mẽ, đồng thời, tạo ra áp lực cho những công ty gây ô nhiễm môi trường phải chuyển hướng là trách nhiệm của cả xã hội.

Về phía chính phủ, đã và sẽ có thêm nhiều quốc gia áp dụng các chính sách thuế carbon, như Liên minh châu Âu và Singapore là những ví dụ điển hình. Mức thuế cho mỗi tấn phát thải carbon đã tăng 4 lần từ 2019 đến nay và còn có thể tăng thêm nữa trong tương lai.

Ngoài ra, người tiêu dùng nhất là giới trẻ đã có trách nhiệm hơn rất nhiều so với trước đây. Những doanh nghiệp ứng dụng công nghệ xanh, năng lượng sạch sẽ có thêm sự hưởng ứng và nâng được thị phần trong thập kỷ này, nhất là trong bối cảnh môi trường kinh doanh hiện tại, giá trị tài sản vô hình và thương hiệu của doanh nghiệp chiếm tỷ trọng rất lớn trong việc định giá doanh nghiệp.

Mức thuế Carbon tăng gấp nhiều lần trong thập kỷ qua. Ảnh: Refinitiv

Mức thuế Carbon tăng gấp nhiều lần trong thập kỷ qua. Ảnh: Refinitiv

- Dưới góc nhìn của quỹ đầu tư, một doanh nghiệp bền vững được xác định trên những tiêu chí nào?

- Một doanh nghiệp bền vững có thể được xác định dựa trên tầm nhìn và mô hình kinh doanh của doanh nghiệp thông qua những mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) dựa trên đánh giá các rủi ro về môi trường, xã hội doanh nghiệp có thể đối mặt và khả năng để phòng tránh, hạn chế rủi ro đó. Ngoài ra, tiêu chí về cách đo lường và tần suất kiểm tra, đánh giá hệ thống này cũng là một trong những khía cạnh quan trọng.

Tuy nhiên, những tiêu chuẩn đánh giá trong mảng này vẫn còn rất mới, vì vậy, chúng tôi sẽ phải làm việc với từng startup để đưa ra những tiêu chí theo lĩnh vực, dựa theo hướng dẫn từ những tổ chức quốc tế như Global Impact Investing Network hay UNDP.

- Tại sao hiện nay các mô hình khởi nghiệp bền vững trở thành xu thế phát triển không chỉ ở nhiều quốc gia trên thế giới mà còn tại Việt Nam?

- Trong xu thế này, doanh nghiệp không có nhiều lựa chọn, một là phải thay đổi và thích nghi, hai là sớm muộn sẽ bị đào thải. Từ góc nhìn của nhà đầu tư, tôi tin rằng những doanh nghiệp kỳ lân tiếp theo của thế giới sẽ là những công ty tạo ra thay đổi tích cực cho môi trường bằng sáng tạo, công nghệ xanh và chiến lược bền vững.

- Có nhiều startup quan niệm nhà đầu tư muốn "giàu nhanh" trong khi tham gia vào các ngành phát triển bền vững là "giàu chậm". Theo anh, liệu phát triển bền vững có xung đột với các lợi ích về kinh tế?

- Khi môi trường, hành tinh này bị huỷ hoại thì giàu hay nghèo, nhanh hay chậm cũng không còn nhiều ý nghĩa. Chúng ta nên thay đổi tư duy từ việc kiếm nhiều tiền sang tạo nhiều ảnh hưởng tích cực trước.

Bên cạnh đó, lợi ích về kinh tế là hệ quả của chiến lược kinh doanh tốt, xác định đúng thị trường và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

Vì vậy, lợi ích kinh tế và phát triển bền vững là hai mục tiêu song song và bổ trợ cho nhau, không xung đột lẫn nhau. Trên thực tế, theo thống kê trên thị trường chứng khoán, những công ty có mục tiêu bền vững trong định hướng, có kết quả kinh doanh cao hơn những công ty còn lại đến hơn 11,7%.

- Là người đồng sáng lập và điều hành quỹ Earth Venture Capital, quỹ đầu tư mạo hiểm tập trung vào các giải pháp công nghệ kỹ thuật số chống biến đổi khí hậu, những mô hình startup bền vững như thế nào nằm trong "khẩu vị" đầu tư của anh?

- Nhiều người nghĩ rằng chỉ có những giải pháp và công nghệ tối tân mới có thể giải quyết bài toán biến đổi khí hậu, chúng tôi tin rằng một cách tiếp cận khác để nhanh chóng đạt đến trung hoà carbon đó là đẩy nhanh ứng dụng những công nghệ đã có hiện tại, với những sáng tạo về cách vận hành, mô hình kinh doanh, áp dụng khoa học dữ liệu.

Vì vậy, EVC tìm kiếm và đầu tư vào những doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo, blockchain, Internet of things (IoT) và robot để giảm phát thải carbon, đẩy nhanh phát triển năng lượng tái tạo. Chủ đề đầu tư trải trên nhiều ngành và lĩnh vực khác nhau như: logistics và chuỗi cung ứng, nông nghiệp công nghệ cao và công nghệ thực phẩm xanh, quản lý và bảo tồn rừng, năng lượng tái tạo, công nghệ sử dụng năng lượng hiệu quả, phương tiện sử dụng điện, fintech trong biến đổi khí hậu.

Diễn giả Linh Nguyễn sẽ tham gia chia sẻ về khởi nghiệp bền vững trong workshop Khởi nghiệp bền vững: Cơ hội dẫn đầu trong thời đại mới.

Diễn giả Linh Nguyễn sẽ tham gia chia sẻ về khởi nghiệp bền vững trong workshop "Khởi nghiệp bền vững: Cơ hội dẫn đầu trong thời đại mới".

- Dưới góc nhìn của một người điều hành quỹ EVC, lỗi thường gặp trong quá trình kêu gọi đầu tư của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp định hướng phát triển bền vững là gì, thưa anh?

- Trên cương vị nhà đầu tư, có một số lỗi trong quá trình gọi vốn tôi thường thấy:

Một là, doanh nghiệp tập trung nhiều vào các chỉ số, đôi khi không thực sự tạo ra giá trị bền vững. Trên thực tế, có chỉ số để đo lường vẫn là vấn đề quan trọng. Tuy nhiên, cần cân đối các loại chỉ số kinh doanh và tác động bền vững. Đồng thời, ở giai đoạn sơ khởi các yếu tố định tính như con người, sự đam mê và độ am hiểu thị trường cũng quan trọng ngang với các chỉ số định lượng.

Hai là, doanh nghiệp startup thường muốn làm quá nhiều thứ cùng một lúc. Điều đó khiến doanh nghiệp không thể tập trung mọi nguồn lực để theo đuổi công việc trong từng thời điểm cụ thể. Ngoài ra, một lỗi khác có thể xuất hiện trong quá trình gọi vốn là doanh nghiệp dành nhiều thời gian cho các hoạt động bên ngoài hơn là tập trung phát triển sản phẩm, dịch vụ và giá trị cốt lõi.

Ba là, các founders thường quá lạc quan về khả năng của công nghệ tuy nhiên không để ý đến việc công nghệ cũng có giới hạn của nó. Họ cần các một cộng sự có am hiểu về công nghệ để làm việc chung và hỗ trợ nhìn nhận vấn đề một cách thực tế hơn. Đó cũng là lý do EVC tổ chức Founder Batch 1.5. không chỉ là chương trình Venture Studio dành cho các startups ở giai đoạn Ideation (lên ý tưởng) đồng thời còn là nơi để các founders kết nối và bổ sung cho nhau.

Bốn là, tất cả các quỹ đầu tư mạo hiểm, EVC cũng không phải ngoại lệ, đều có các luận điểm đầu tư rõ ràng và rất cụ thể đến từng lĩnh vực. Trên thực tế, nhiều startups chưa phân thực sự hiểu rõ về các quỹ mình định kêu gọi đầu tư dẫn đến dàn trải trong quá trình kêu gọi đầu tư.

- Vậy đâu là lời khuyên của anh để các mô hình khởi nghiệp bền vững có thể thu hút vốn đầu tư đồng thời có thể giải quyết bài toán kinh tế và phát triển bền vững?

- Đây là một vấn đề toàn cầu, vì vậy những giải pháp và công nghệ nếu ứng dụng thành công có thể áp dụng ở quy mô lớn và thị trường rất lớn. Các founders nên bắt đầu với tầm nhìn và thị trường toàn cầu ngay từ đầu, khi đó bài toán kinh tế và huy động vốn sẽ mở rộng hơn rất nhiều. Tuy nhiên, xây dựng năng lực kinh doanh quốc tế và thông tin thị trường thường là điểm yếu của các doanh nghiệp Việt Nam. Vì vậy, startup trong lĩnh vực này nên tham gia hoặc kết nối với những tổ chức, quỹ đầu tư đã có kinh nghiệm và network rộng.

Earth Venture Capital cũng có hai sáng kiến để giúp các startup ở Việt Nam, đó là Earth Venture Studio - để cùng sáng lập với các founder tiềm năng về mô hình kinh doanh bền vững và Earth Venture Foundation, quỹ đầu tư phi lợi nhuận cho những nghiên cứu và sáng kiến chống lại biến đổi khí hậu.

Để tìm hiểu về "bí quyết" giúp các mô hình khởi nghiệp bền vững nhìn ra tiềm năng phát triển và thu hút vốn từ các nhà đầu tư, độc giả có thể mua vé tham gia workshop "Khởi nghiệp bền vững: Cơ hội dẫn đầu trong thời đại mới" được tổ chức từ 18h đến 19h30 ngày 29/6 tại Zion Sky Lounge and Dining (87A Hàm Nghi, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, TP HCM).

Độc giả quan tâm có thể mua vé tại đây.

Hồng Thảo

 

CEO TopCV: 'Thu hút nhân tài tạo nội lực cho startup'

CEO TopCV Trần Trung Hiếu chia sẻ ba cách xây dựng nội lực startup là thu hút nhân sự, giữ chân nhân tài và đào tạo, phát triển...

'Startup giá trị thật không lo thị trường biến động'

Lãnh đạo FPT, Smart Cloud, TopCV, OnusChain đều đồng ý khi đối mặt với biến động, startup đứng vững nếu sản phẩm thực tiễn, hữu...

Thách thức của startup Việt trong tương lai biến động

Câu chuyện startup có thể đối mặt hàng loạt "cú sốc" từ suy thoái, bất ổn chính trị, bão hòa công nghệ sẽ được bàn luận...

Microsoft Việt Nam: 'Nhiều ý tưởng startup tốt nhưng thiếu chiến lược'

Bà Nguyễn Quỳnh Trâm - Tổng Giám đốc Microsoft Việt Nam cho rằng các ý tưởng khởi nghiệp giải quyết tốt bài toán trước mắt...

'Gọi vốn thành công chỉ chứng minh startup tiềm năng'

Theo bà Nguyễn Phi Vân, Chủ tịch Hiệp hội Đầu tư thiên thần Đông Nam Á, startup có thể bán giấc mơ, nhưng giờ là lúc cần...

Gala Startup Việt 2022 diễn ra ngày 14/12

Sự kiện công bố Top 5 và vinh danh quán quân Startup Việt 2022 sẽ diễn ra tại TP HCM chiều 14/12.

Cách Singapore thu hút dự án khởi nghiệp công nghệ

Sau khi tốt nghiệp Đại học quốc gia Singapore, Việt Dũng tham gia một startup rồi tự khởi nghiệp thay vì về nước sớm.

Top 20 startup Việt 2022 tham gia vòng phỏng vấn

Sáng nay, đại diện 20 dự án khởi nghiệp tiềm năng thuộc nhiều lĩnh vực đã tham gia buổi phỏng vấn với ban giám khảo cuộc thi...

Còn ba ngày bình chọn startup được yêu thích

Vòng bình chọn cho startup được yêu thích tại Startup Việt 2022 sẽ kết thúc vào ngày 21/10.

Năm startup được bình chọn nhiều nhất sau hai tuần

Top 20 Startup Việt đang thu hút hàng nghìn lượt vote sau hơn 10 ngày mở cổng bình chọn.

Bình chọn Startup Việt được yêu thích nhất

Cổng bình chọn Startup Việt được yêu thích nhất bắt đầu mở từ 28/9 đến hết ngày 21/10.

Cơ hội của Việt Nam trước cánh cổng Web3  

Việt Nam được nhận định có thể tận dụng thế mạnh về cơ sở hạ tầng Internet, lượng người dùng Web2 lớn để trở thành quốc gia tiên...

Công bố Top 20 Startup Việt 2022

20 dự án khởi nghiệp tiềm năng nhất thuộc nhiều lĩnh vực sẽ tiếp tục bước vào vòng tiếp theo tại cuộc thi Startup Việt 2022.