Hủy
Hành trình khởi nghiệp Thứ hai, 22/2/2021, 14:00 (GMT+7)

IPO - con dao 2 lưỡi cho các kỳ lân

IPO sẽ giúp công ty tiếp cận nguồn vốn dồi dào cùng số lượng nhà đầu tư mở rộng, song cũng có thể thất bại nếu họ sai thời điểm, theo TechInAsia.

Năm qua, các "kỳ lân" công nghệ Đông Nam Á như Grab, Gojek và Tokopedia nhiều lần nỗ lực IPO. Các nhà đầu tư cũng trông chờ vào cơ hội sở hữu cổ phiếu từ những startup khổng lồ của khu vực.

Tài xế Grab và Gojek tại Indonesia. Ảnh: Nikkei.

Tài xế Grab và Gojek tại Indonesia. Ảnh: Nikkei.

Sea có thể là một biểu tượng tiêu biểu của startup công nghệ Đông Nam Á khi gặt hái một số thành công trên sàn chứng khoán Mỹ. TechInAsia cho rằng Sea có thể là một số ví dụ hợp lý để tìm ra giá trị của Grab, Gojek và Tokopedia, bao gồm các công ty công nghệ từ cả thị trường mới nổi cũng như hoạt động trong đa dạng các mảng thương mại điện tử, gọi xe, giao đồ ăn và công nghệ tài chính.

Việc IPO có thể thổi định giá của Grab, Gojek và Tokopedia lên một tầm cao mới, TechInAsia nhận định. Đây cũng có thể là lý do mà cả 3 startup hàng đầu Đông Nam Á muốn IPO càng nhanh càng tốt.

Nếu Gojek và Tokopedia thực hiện sáp nhập và sau đó IPO, định giá có thể dao động từ 35 tỷ USD đến 40 tỷ USD. Định giá của Grab, Gojek và Tokopedia cao hoặc thấp phụ thuộc nhiều vào điều kiện chung của thị trường ở thời điểm niêm yết.

ff

Tokopedia - kỳ lân thương mại điện tử Indonesia. Ảnh: Bloomberg.

Tuy vậy, niêm yết trên sàn chứng khoán với bất kỳ công ty nào cũng là con dao hai lưỡi. Ở Mỹ, Airbnb là ví dụ cho thấy việc một startup có thể IPO thành công. Công ty cho thuê chỗ ở ngắn ngày này có cổ phiếu định giá 68 USD một cổ phiếu, cao hơn mục tiêu ban đầu tư từ 44 đến 60 USD. Giá cổ phiếu của Airbnb thậm chí tăng lên 146 USD khi bắt đầu giao dịch trên thị trường thứ cấp.

Ngược lại, khi lên sàn, Uber giao dịch ở mốc 45 USD một cổ phiếu, chỉ bằng một phần ba so với dự đoán của giới chuyên môn. Chưa hết, giá cổ phiếu Uber còn giảm thêm 8% khi phiên giao dịch đầu tiên đóng cửa trên sàn thứ cấp.

Nếu như màn IPO của Uber bị xem là một thất bại thì hành trình của WeWork xứng đáng được nhắc đến với hai từ "thảm họa". Sau khi nộp hồ sơ niêm yết, công ty cho thuê văn phòng tại Mỹ phải hứng chịu nhiều chỉ trích vì tình hình tài chính bết bát và cấu trúc quản trị doanh nghiệp rối rắm.

Cuối cùng, WeWork huỷ kế hoạch niêm yết. Nhà sáng lập Adam Neumann phải rời công ty và 2.400 nhân sự bị sa thải. Giới đầu tư cho rằng những tình huống mà WeWork và Uber tạo ra đã làm thay đổi niềm tin của các nhà đầu tư vào startup mong muốn lên sàn chứng khoán.

Thành Dương (theo TechInAsia)