Hủy
Xu hướng Thứ hai, 13/1/2020, 11:26 (GMT+7)

Các hãng lớn tăng cường mua lại startups

Những thương hiệu lớn mua lại startup để tiếp thu công nghệ, mở rộng, đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ, mở rộng cơ sở khách hàng.

Mua bán sáp nhập (M&A) là chiến lược kinh doanh được nhiều doanh nghiệp lớn áp dụng và đang có xu hướng nhắm đến các công ty khởi nghiệp, nhất là lĩnh vực công nghệ mới, phát triển mạnh mẽ cả về quy mô và cả giá trị đầu tư. Vào năm 2017 các thương vụ M&A đạt tổng cộng 3.500 tỷ USD trên toàn thế giới và tăng lên 4.100 tỷ USD vào năm 2019, theo nghiên cứu của Thomson Reuters.

Những "ông lớn" dẫn đầu xu hướng M&A là Facebook, Amazon, Microsoft, Google hay Apple , đang ráo riết thâu tóm các công ty khởi nghiệp AI (trí tuệ nhân tạo) trong thập kỷ qua. Báo cáo của CB Insights ghi nhận kể từ năm 2010, Apple đã thực hiện 20 vụ mua lại startup liên quan đến AI, tiếp theo là Google với 14 và Microsoft với 10 thương vụ.

Một trong những ông lớn dẫn đầu xu hướng M&A có thể kể đến gã khổng lồ công nghệ Facebook, Amazon, Microsoft, Google và Apple đều đang ráo riết thâu tóm các công ty khởi nghiệp AI (trí tuệ nhân tạo) trong thập kỷ qua

Một trong những "ông lớn" dẫn đầu xu hướng M&A có thể kể đến gã khổng lồ công nghệ Facebook, Amazon, Microsoft, Google và Apple đều đang ráo riết thâu tóm các công ty khởi nghiệp AI (trí tuệ nhân tạo) trong thập kỷ qua. Ảnh: Hackernoon.

Việc mua lại startup giúp các hãng có thêm công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ và mở rộng cơ sở khách hàng tại các thị trường hiện có. Trong một khảo sát gần đây của OgilvyRED trên 100 công ty và 101 startup tham gia thương vụ mua lại, có nhiều khó khăn để đi đến tác tốt, tuy nhiên nếu vượt qua rào cản thì đây sẽ là "liều thuốc bổ" cho các công ty trưởng thành. Nghiên cứu ghi nhận những lý do mà các công ty khởi nghiệp chọn tham gia vào M&A. Theo đó, mục tiêu của startup thường khá hữu hình, chẳng hạn như đạt quyền truy cập vào tài nguyên (23%), nhận tài trợ (21%), thúc đẩy doanh số (20%) hoặc tiếp cận khách hàng hoặc thị trường mới (15%). Những mối quan hệ đối tác này thường mang lại những điểm cộng mong đợi, như kích thích tăng trưởng (85%) hoặc kiếm tiền (75%), hay tạo sự tin cậy (91%) và dạy cách suy nghĩ và làm việc mới (65-66%).

Các công ty lớn luôn ngắm nghía tài năng của chính các thành viên nhóm khởi nghiệp. Ví dụ tiêu biểu là Walmart đã Jet.com thành lập bởi Marc Lore, một cựu lãnh đạo tại Amazon, nhằm tăng khả năng cạnh tranh đồng thời có được người lãnh đạo hiểu đối thủ từng "chân tơ kẽ tóc".

Marc Lore, giám đốc thương mại điện tử của Walmart. Ảnh: Arkansasbusiness.

Marc Lore - Giám đốc thương mại điện tử của Walmart. Ảnh: Arkansasbusiness.

Một trong những yếu tố then chốt trong kế hoạch mua lại là nền tảng và công nghệ đang được sử dụng tại startup. Việc Google thu mua Fitbit đã thúc đẩy sự thúc đẩy gã khổng lồ công nghệ vào sức khỏe kỹ thuật số và thiết lập thiết bị đeo như một sáng kiến phần cứng lớn tiếp theo. Hay việc Dell Computer thâu tóm EMC vào năm 2016 đã phát triển Dell EMC trở thành nhà cung cấp các sản phẩm lưu trữ máy tính nổi bật khi nhìn thấy một nhu cầu gia tăng đối với máy chủ, máy tính và thiết bị mạng. Năm 2017, sau một năm mua lại, họ đã ký kết trên 10.000 khách hàng doanh nghiệp mới.

Quyền truy cập và cung cấp dịch vụ, sản phẩm cho một nhân khẩu học mới cũng là điểm được các doanh nghiệp lớn tìm kiếm ở các công ty khởi nghiệp. Việc Facebook mua lại Instagram là hướng đi đúng đắn để cung cấp cho giới trẻ một không gian mới để cập nhật, khẳng định bản thân khi ba mẹ, người thân đang có xu hướng sử dụng Facebook ngày càng phổ biến. 

Facebook mua lại startup Instagram là một trong những vụ mua lại thú vị cho thấy hướng đi thâm nhập nhân khẩu học mới của các ông lớn công nghệ. Ảnh: 99designs.

Facebook mua lại startup Instagram là một trong những vụ mua lại thú vị cho thấy hướng đi thâm nhập nhân khẩu học mới của các ông lớn công nghệ. Ảnh: 99designs.

Giá trị thương hiệu, mô hình phân phối sẽ là những yếu tố tiếp theo được các ông lớn quan tâm. Trong nỗ lực cạnh tranh với Gillette, Unilever đã trả một tỷ USD cho startup Dollar Shave Club và kênh phân phối trực tiếp đến người tiêu dùng cùng khách hàng trung thành của công ty. Mới chỉ thành lập bốn năm và thành công với video YouTube thu hút được hơn 25 triệu lượt xem, startup này đã trở thành "kẻ phá rối" thị trường mà Unilever đang tìm kiếm. Dollar Shave Club gần đây đã dẫn đầu doanh số bán hàng của công ty cho Unilever với mức tăng 47% trong doanh số bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng từ năm 2015 đến 2016, theo Entrepreneur.

Trang Anh