Hủy
Xu hướng Thứ hai, 24/2/2020, 21:44 (GMT+7)

Hàn Quốc thúc đẩy thế hệ kỳ lân mới

Các startup kỳ lân Hàn Quốc đang trên đà tăng tốc phát triển mạnh mẽ nhờ nguồn tiền từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Tháng 12/2019, startup sinh học Aprogen trở thành kỳ lân thứ 11 của Hàn Quốc, theo báo cáo của CB Insights. Đây là doanh nghiệp liên doanh được thành lập với các công nghệ độc quyền trong kỹ thuật kháng thể và kỹ thuật protein tái tổ hợp, đã nhận được khoản đầu tư 16,7 triệu USD từ công ty đầu tư mạo hiểm Lindeman Asia Investment, giúp startup được định giá hơn một tỷ USD. Sự trỗi dậy của startup sinh học này giúp Hàn Quốc trở thành quốc gia có lượng doanh nghiệp khởi nghiệp lớn thứ 6 thế giới, đứng sau Mỹ, Trung Quốc, Anh, Ấn Độ và Đức.

Hàn Quốc trở thành quốc gia có lượng doanh nghiệp khởi nghiệp lớn thứ 6 thế giới. Ảnh: bloomberg.

Hàn Quốc trở thành quốc gia có lượng doanh nghiệp khởi nghiệp lớn thứ 6 thế giới. Ảnh: Bloomberg.

Sự xuất hiện của kỳ lân Hàn Quốc không chỉ chứng minh rằng quốc gia này đã trở thành một trong những hệ sinh thái khởi nghiệp hàng đầu thế giới, mà còn là cơ hội đầu tư tuyệt vời cho các nhà đầu tư. Với xu hướng khởi nghiệp ngày càng mở rộng, nở rộ của hệ sinh thái startup công nghệ tạo động cơ tăng trưởng mới trong nền kinh tế đổi mới của xứ sở kim chi. 

Vào năm 2014, quốc gia chỉ có hai doanh nghiệp tỷ đô là đại gia thương mại điện tử Coupang và nền tảng kinh doanh di động Yello Mobile, năm 2017 có sự góp mặt của kỳ lân L&P Cosmetics. Đến năm 2018 đã có thêm đến 3 kỳ lân mới gồm nhà phát triển trò chơi Krafton, nhà phát triển trò chơi Viva Republica và Woowa Brothers, nhà điều hành dịch vụ giao thức ăn nói trên Baemin.

Năm 2019, không dưới 5 công ty khởi nghiệp tại Hàn Quốc vươn tới cột mốc tỷ đô. Số lượng kỳ lân ngày càng tăng không chỉ thể hiện được bản chất tiềm năng của các startup mà còn thể hiện nhiều về hệ sinh thái khởi nghiệp đang phát triển nhanh chóng.

Các dịch vụ thương mại điện tử như Coupang và WeMakeprice chiếm hơn một nửa số kỳ lân tại xứ sở kim chi. Điều này có thể được quy cho sự tăng trưởng của thị trường của các ứng dụng giao hàng, mua sắm trực tuyến và di động.

Số tiền đầu tư khủng từ bên ngoài

Thị trường này đã đón nhận mức đầu tư cao, bắt đầu với khoản vốn 3 tỷ USD của Softbank vào Coupang vào năm 2015 và 2018. Ngay cả Dịch vụ hưu trí quốc gia của Hàn Quốc cũng cảm thấy thị trường đủ hấp dẫn để rót 350 tỷ won (290 triệu USD) vào nền tảng mua sắm trực tuyến 11Street của SK Planet.

Một số kỳ lân của Hàn Quốc đã thu hút đầu tư đáng kể bằng cách nhắm mục tiêu thị trường nước ngoài ngay từ đầu, điển hình là nhà phát triển game Krafton. Với bản hit đình đám "PlayerUn Unknown's Battlegrounds" trên nền tảng trò chơi toàn cầu Steam đạt thành công thương mại và được đón nhận ở nhiều quốc gia, giá trị của công ty này đã tăng từ 762 triệu USD lên 1,2 tỷ USD. 

Với bản hit đình đám PlayerUn Unknowns Battlegrounds trên nền tảng trò chơi toàn cầu Steam, startup phát triển game Krafton đạt được thành công thương mại và được hoan nghênh ở nhiều quốc gia, giá trị của công ty này đã tăng vọt từ 920 tỷ won (762 triệu USD) lên 1,5 nghìn tỷ won (1,2 tỷ USD). Ảnh: Krafton.

Với bản hit đình đám "PlayerUn Unknown's Battlegrounds" trên nền tảng trò chơi toàn cầu Steam, startup phát triển game Krafton đạt được thành công thương mại và được hoan nghênh ở nhiều quốc gia, giá trị của công ty này đã tăng vọt từ 920 tỷ won (762 triệu USD) lên 1,5 nghìn tỷ won (1,2 tỷ USD). Ảnh: Krafton.

Trường hợp của công ty fintech Viva Republica, nhà điều hành dịch vụ chuyển tiền di động Toss, cho thấy một con đường thành công khác là định hình lại ngành công nghiệp truyền thống. Toss đã cách mạng hóa hệ thống thanh toán trực tuyến cồng kềnh thông qua công cụ thanh toán Venmo. Đây là ứng dụng ví điện tử thông minh, tuy nhiên điểm khác biệt của nó với các ví điện tử thông thường là ứng dụng này hoạt động tương tự như một mạng xã hội. Công ty cung cấp một loạt ba mươi dịch vụ tài chính từ một ứng dụng di động duy nhất chú ý đến trải nghiệm người dùng một cách chi tiết, trái ngược hoàn toàn với trải nghiệm mà người Hàn Quốc đã giao dịch với các ngân hàng. Sự đổi mới đó đã thu hút các công ty đầu tư mạo hiểm Mỹ là Kleiner Perkins và Ribbit Capital với mức đầu tư lên đến 80 triệu USD vào tháng 12/2018. 

Quỹ chính phủ tham gia

Chính phủ phát triển lĩnh vực đầu tư mạo hiểm bằng cách đầu tư vào các quỹ thay vì đầu tư trực tiếp vào  các công ty. Kể từ tháng 7/2019, đã có 7 trong số 9 kỳ lân của Hàn Quốc nhận tài trợ từ quỹ của chính phủ. 

Yanolja, dịch vụ đặt phòng khách sạn phổ biến nhất của Hàn Quốc, một trong những startup điển hình nhận được khoản đầu tư  8 tỷ won (6,6 triệu USD) trong các phương tiện đầu tư của chính phủ trong năm 2016 và 2018 để trở thành một trong những kỳ lân của Hàn Quốc. Ảnh: Yanolja.

Yanolja, dịch vụ đặt phòng khách sạn phổ biến nhất của Hàn Quốc, một trong những startup điển hình nhận được khoản đầu tư 8 tỷ won (6,6 triệu USD) trong các phương tiện đầu tư của chính phủ trong năm 2016 và 2018 để trở thành một trong những kỳ lân của Hàn Quốc. Ảnh: Yanolja.

Đơn cử là Yanolja, dịch vụ đặt phòng khách sạn phổ biến nhất của Hàn Quốc trở thành kỳ lânvào 2019 sau khoản đầu tư trị giá 50 tỷ won (41 triệu USD) từ nền tảng đặt phòng có trụ sở tại Singapore. Tuy nhiên, trước đó, công ty đã nhận 8 tỷ won (6,6 triệu USD) từ nhiều khoản đầu tư của chính phủ trong năm 2016 và 2018. Điều này thúc đẩy sự mở rộng mạnh mẽ của công ty, bao gồm cả việc mua lại dịch vụ đặt phòng khách sạn Hotel Now vào năm 2016 và nền tảng hoạt động giải trí LeisureQ năm 2018.

WeMakeprice cũng là startup tương tự đã nhận được khoản tiền 10 tỷ won (8,2 triệu USD) vào năm 2015 từ chính phủ. Số tiền đầu tư này đã được sử dụng để thuê 1.000 nhân viên mới và cải thiện khả năng cạnh tranh về giá của doanh nghiệp này trên thị trường.

Hiền Trang