Hủy
Xu hướng Thứ hai, 26/3/2018, 09:00 (GMT+7)

Khởi nghiệp công nghệ AI, Chatbot, Trợ lý ảo tiếp tục bùng nổ năm 2018

2018 được dự đoán sẽ tiếp tục là năm mà các xu hướng công nghệ AI, Chatbot và Trợ lý ảo phát triển mạnh mẽ trong các tập đoàn, startup. 

Theo phân tích của tổ chức nghiên cứu Ovum năm 2017, trong vài năm gần đây, tính năng Trợ lý ảo (Virtual Assistant - VA) trở thành cuộc đua của các hãng công nghệ. Sau khi Siri ra đời, Google ra mắt Google Now, Amazon "trình làng" Alexa, Microsoft nhập cuộc với Cortana,…

Báo cáo của Ovum đưa ra nhận định số thiết bị thông minh đi kèm tính năng Trợ lý ảo sẽ vượt qua 7,5 tỉ vào năm 2021, cao hơn mức dân số toàn cầu hiện nay. Dự kiến tới năm 2021, 47,6% thiết bị sử dụng Trợ lý ảo thông qua giọng nói nằm tại châu Á và châu Đại Dương. Các nền tảng Trợ lý ảo đến từ Trung Quốc như Baidu, iFlytek…được sử dụng trên khoảng 43 triệu thiết bị, đi theo xu hướng tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ.

Trong khoảng hai năm trở lại đây, thế giới chứng kiến sự bùng nổ của các xu hướng phát triển công nghệ Trí tuệ nhân tạo (AI), Chatbot và Trợ lý ảo. Đi kèm theo đó là những tranh cãi, thảo luận trong giới công nghệ, chuyên gia và các nhà phát triển về các nhầm lẫn giữa hai sản phẩm Chatbot và Trợ lý ảo (VA). Một cách cơ bản, Chatbot và VA đều được xây dựng, ứng dụng công nghệ AI và Học máy, xử lý các yêu cầu cơ bản của con người qua khả năng tiếp nhận, phân tích và xử lý ngôn ngữ tự nhiên.

Nhiều ý kiến cho rằng Chatbot và Trợ lý ảo khác nhau ở thuật toán. Trợ lý ảo chủ yếu sống trên nền tảng của thiết bị, có nhiều tính năng cao cấp hơn, xử lý yêu cầu thông qua tiếng nói, ra đời với mục đích phục vụ cá nhân, thu thập dữ liệu hành vi, tâm lý, tư vấn sức khỏe, dinh dưỡng...và xoay quanh một chủ thể cụ thể. Trong khi, Chatbot phục vụ khách hàng lớn, thu hút tệp người dùng đa dạng... 

Sản phẩm Chatbot Việt Nam Nami Assistant tham gia iFx Expo Hong Kong tháng 1/2018. 

Sản phẩm Chatbot Việt Nam Nami Assistant tham gia iFx Expo Hong Kong tháng 1/2018. 

Từ năm 2016 đến năm 2017, các sản phẩm Chatbot được ứng dụng phổ biến và mạnh mẽ trong tất cả các lĩnh vực, tạo nên một cơn sốt công nghệ trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đặc biệt ở mảng tiếp thị và bán hàng trên các nền tảng online, thương mại điện tử, chăm sóc khách hàng...Facebook mới đây đã tích hợp Chatbot lên nền tảng Messenger vốn có lượng người dùng khổng lồ. Google cũng triển khai dịch vụ có tên Chatbase hỗ trợ các nhóm phát triển xây dựng và hoàn thiện Chatbot. 

Trong cuộc đua về Chatbot, các đại gia công nghệ, đặc biệt là Microsoft, Google hay Facebook… ganh đua vị trí dẫn đầu bằng cách xây dựng nền tảng cho những nhà phát triển khác sử dụng để tạo nên Chatbot của riêng họ như nền tảng API.AI của Google, Microsoft Bot Framework, IBM Watson. Điều này tạo nên hệ sinh thái công nghệ nuôi dưỡng các sản phẩm phát triển đa dạng và biến Chatbot thành cuộc chơi của số đông, bất cứ nhà lập trình, phát triển và startup công nghệ nào cũng có thể tiếp cận được và làm nên sản phẩm của riêng mình. 

Các dự báo cho thấy sự tăng trưởng của Chatbot trong thời gian này đã tạo nên nhiều tác động tích cực tới các doanh nghiệp sử dụng chúng. Không những giảm chi phí cho các doanh nghiệp, Chatbot còn có thể hoạt động trong nhiều mảng như tiếp thị, dịch vụ, thanh toán, truyền thông, tư vấn, chăm sóc khách hàng, giải đáp thắc mắc người mua hàng...

Trong một cuộc khảo sát của Oracle về các nhân viên tiếp thị, giám đốc chiến lược, và các nhà quản lý bán hàng cao cấp từ Pháp, Hà Lan, Nam Phi và Anh, 80% người được hỏi cho biết họ đã sử dụng Chatbot hoặc dự định sử dụng chúng vào năm 2020. 49% người tham gia đang sử dụng các công nghệ tự động hóa, 48% đã sử dụng các công nghệ tự động hóa, và 40% đang lên kế hoạch thực hiện tự động hóa vào năm 2020.

Đối với hệ sinh thái sản phẩm Chatbot Việt Nam, năm 2016 đến năm 2017 ghi nhận hơn 30.000 loại Chatbot mới và 6.000 ứng dụng kích hoạt bằng giọng nói ra đời. Năm 2018 được dự đoán sẽ là năm của Chatbot với mức độ cạnh tranh khốc liệt. Hiện tại, phần lớn các doanh nghiệp Việt lựa chọn việc phát triển các Chatbot, Trợ lý ảo với chức năng, lĩnh vực cụ thể như Nami Assistant (hỗ trợ đầu tư tài chính), Hana.ai (hỗ trợ kinh doanh online), PruBot – Prudential Việt Nam (tư vấn bảo hiểm), Timo Chatbot (ngân hàng),…

Các nhà phát triển Chatbot Việt có những cơ hội, lợi thế nhất định như ưu thế về ngôn ngữ sử dụng. Khả năng xử lý ngôn ngữ tự nhiên vẫn là vấn đề làm đau đầu tất cả các nhà phát triển. Thực tế, không ít Chatbot dùng tiếng Việt được phát triển và tạo ra những kết quả đáng ghi nhận như Nami Assistant - sản phẩm chatbot kết hợp giữa hai công nghệ Trí tuệ nhân tạo (AI) và Xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP), được phát triển để sử dụng trong lĩnh vực đầu tư tài chính, một lĩnh vực khá đặc thù. 

Được xây dựng trên nền tảng Messenger của Facebook, sản phẩm này giúp giải quyết các vấn đề phức tạp về cấu hình, cài đặt phần mềm giao dịch, vốn được coi là bắt buộc trong ngành đầu tư tài chính được tinh giản, tối ưu giúp cho phần lớn những nhà đầu tư không quen thuộc với vấn đề công nghệ có thể tiếp cận thị trường đầu tư tài chính chính thống. 

Ý tưởng tiên phong của trợ lý ảo Nami được ghi nhận khi đạt giải thưởng Facebook Hackathon Vietnam năm 2016. Nami Assistant được đánh giá là ứng dụng hỗ trợ đắc lực cho giới tài chính. Không chỉ cung cấp những thông tin về biến động thị trường tài chính hàng ngày, Nami còn cung cấp các công cụ quản lý tài khoản, danh mục đầu tư, học hỏi cách thức đầu tư của các nhà giao dịch chuyên nghiệp, nhận nhiệm vụ đầu tư từ người dùng và cung cấp các khóa học nâng cao kiến thức tài chính. 

Chatbot Nami Asistant hoạt động trên nền tảng Facebook Messenger.

Nami Assistant đã phát triển rộng khắp không chỉ ở Việt Nam mà còn tại nhiều quốc gia khác trên thế giới. Đến nay, hệ thống ghi nhận có khoảng 46.000 người dùng Nami Assistant toàn cầu.

"Trợ lý thông thường sẽ không thể theo sát diễn biến, thông tin giá cả 24/24. Có khi trong lúc thị trường biến động mạnh thì chúng ta đang ngủ. Thời điểm đó, trên thế giới không có sản phẩm nào tương tự như dự án Nami Assistant của chúng tôi", CEO Giáp Văn Đại của Nami Corp - người tạo ra Nami Assistant cho biết. 

Năm 2018, Nami Assistant tập trung vào nâng cấp sự liên kết với các sản phẩm ứng dụng công nghệ Blockchain trong hệ sinh thái của Nami Corp , tạo ra nhiều phiên bản không chỉ trên Messenger, Telegram. Nami Assistant sẽ tích hợp mạnh mẽ hơn hệ thống xử lý ngôn ngữ tự nhiên của Google để giúp phân tích các tin tức trong nami.today và giải thích cho người dùng hiểu, phù hợp với trình độ kiến thức của người dùng. Từ đó Nami Corp kỳ vọng rằng có thể chạm cột mốc một triệu người dùng toàn cầu trong năm 2018 này. 

Một số chuyên gia trong lĩnh vực nhận định Chatbot là một trong năm xu hướng khởi nghiệp công nghệ chính trong năm 2018. Có thể nói từ năm 2018, lĩnh vực này bắt đầu trên con đường đạt đến độ chín mùi với sự phát triển và tích hợp của Big Data và công nghệ Blockchain, thuật toán cũng như Deep Learning. Chatbot được dự đoán và kỳ vọng sẽ thay thế hoàn toàn con người, website bán hàng trong mảng kinh doanh, thương mại điện tử, dịch vụ và còn nhiều hơn thế nữa trong tương lai. 

Phương Nguyên