Theo đó, Nebula Genomics- startup của một trong những nhà tiên phong lĩnh vực cấu trúc gene, cung cấp giải pháp cấu trúc lại bộ gene người với giá dưới 1000 USD và sau đó chuyển hóa toàn bộ dữ liệu trên lên mạng lưới chuỗi khối thông qua đồng Nebula (Nebula Token).
Ý tưởng của Church thoạt nghe thì có vẻ không tưởng và kỳ quặc nhưng ông cùng các đồng nghiệp của mình mới đây đã trình bày trong tài liệu phát ra công chúng về startup rằng điều này sẽ giúp trao quyền, đưa sức mạnh gene vào tay người tiêu dùng.
Cách vận hành startup của Church được đánh giá trái ngược với các công ty cũng đang làm về DNA trên thị trường như 23andMe và AncestryDNA. Các đơn vị trên sở hữu dữ liệu di truyền của khách hàng sau đó bán lại thông tin cho những công ty dược phẩm và nghiên cứu với giá hàng triệu USD. Với Nebula Genomics và công nghệ blockchain, người dùng có thể chọn để bán trực tiếp dữ liệu của riêng họ.
Nguyên nhân nhiều người chưa từng sở hữu, quản lý dữ liệu gene của bản thân xuất phát chủ yếu từ lo ngại về chi phí và sự riêng tư. Tuy vậy, nếu có công cụ giúp người dân chủ động bán lại các dữ liệu đó cho công ty dược phẩm thì khả năng khám phá ra các loại thuốc chữa bệnh hiếm có từ dữ liệu là có thật, cũng như việc tạo ra được một khoản tiền từ đó.
Tất nhiên, khách hàng mua Nebula Token và quản lý dữ liệu gene của mình không nhất thiết phải bán thông tin vì tiền. Họ vẫn có thể khám phá những hiểu biết sâu sắc hơn về DNA, di truyền thông qua ứng dụng của startup Nebula Genomics.
Đối với những ai muốn tìm đến nền tảng chuỗi khối Nebula để tự mua bán dữ liệu gene thì hiện tại startup này vẫn còn khá mới mẻ để khẳng định bất cứ điều gì. Nebula Genomics còn chưa có kế hoạch cụ thể sẽ chào bán Token của mình. Công ty cho biết mọi thứ sẽ sẵn sàng trong một vài tháng tới.
Nebula Token cũng được đánh giá sẽ không giá trị như đồng Bitcoin hay các loại tiền mã hóa khác vì chúng chỉ được sử dụng cho đúng mục đích quản lý DNA cá nhân.
"Chi phí cho việc quản lý, sắp xếp dữ liệu gene có thể sẽ ngày càng rẻ. Điều này có nghĩa giá trị một token Nebula sẽ dễ được tiếp cận, mua bán hơn giữa nhiều người. Tuy vậy, các nghiên cứu trong lĩnh vực DNA sẽ được mở rộng trong tương lai, nhu cầu sở hữu token sẽ tăng lên", Kamal Obbad, đồng sáng lập của startup cho biết trên Techcrunch.
Một vài các startup khác như EncrypGen, Luna DNA and Zenome cũng đã đề cập đến việc xây dựng nền tảng để các cá nhân có thể tự bán dữ liệu DNA. Tuy vậy, chưa công ty nào chào mời các giải pháp quản lý, sắp xếp lại gene và người dùng vẫn phải thông qua một bên thứ ba.
Phương Nguyên