Hủy
Xu hướng Thứ ba, 23/10/2018, 17:05 (GMT+7)

Giải pháp Blockchain trong quản lý cà phê, thủy sản tại Việt Nam

Công ty Lina Network cho biết Blockchain có thể giải quyết tình trạng hàng giả, thực phẩm bẩn...trong chuỗi cung ứng ngành hàng tiêu dùng nhanh trong nước. 

Ngày 25/10, doanh nghiệp Lina Network giới thiệu đến thị trường giải pháp "Lina Supply Chain" - nền tảng công nghệ được xây dựng trên Blockchain, đảm bảo việc theo dõi nguồn gốc sản phẩm trong thời gian thực. 

Sự kiện sẽ diễn ra lúc 15h-17h tại Trung tâm hội nghị The Adora Premium, 803 Nguyễn Văn Linh, phường Tân Phú, Quận 7, TP HCM.

Theo nhà phát triển, ba ưu điểm chính của nền tảng Lina khi áp dụng vào thực tiễn trong chuỗi cung ứng là khả năng hiển thị minh bạch, khả năng tối ưu và khả năng truy xuất nguồn gốc. Vì vậy, tại Việt Nam, công nghệ này phù hợp với các ngành quản trị chuỗi cung ứng một số mặt hàng hiện thu hút sự quan tâm lớn từ công chúng vì nhiều vấn đề nhức nhối như thủy sản, cà phê, thuốc và dược phẩm.

"Hiện nay, các công ty và tổ chức lớn có rất nhiều yếu tố trong chuỗi cung ứng. Do đó, việc theo dõi từng hồ sơ, ngay cả với các tập đoàn đa quốc gia cũng rất khó khăn. Việc thiếu sự trao đổi thông tin đáng tin cậy xuyên suốt quá trình sản xuất và phân phối của sản phẩm gây nhiều khó khăn trong việc xác định giá trị thực hàng hóa", ông Vũ Trường Ca, Nhà đồng sáng lập công ty cho biết.

Ông Ca phân tích sự thiếu minh bạch dẫn đến các vấn đề về chi phí và quan hệ khách hàng mà cuối cùng làm yếu dần thương hiệu. Bên cạnh đó, điều này còn khiến việc điều tra khi có tiêu cực xảy ra trong quá trình sản xuất như giả mạo, nhiễm bẩn thực phẩm, lạm dụng lao động hoặc các hoạt động bất hợp pháp khác, đặc biệt trong ngành FMCG (ngành hàng tiêu dùng nhanh).

Công nghệ Blockchain có thể được ứng dụng để nâng cao hiệu quả hoạt động, tiết kiệm chi phí trong việc quản lý chuỗi cung ứng ngành hàng tiêu dùng nhanh tại Việt Nam cũng như trên thế giới. 

Công nghệ Blockchain có thể được ứng dụng để nâng cao hiệu quả hoạt động, tiết kiệm chi phí trong việc quản lý chuỗi cung ứng ngành hàng tiêu dùng nhanh tại Việt Nam cũng như trên thế giới. 

Với chuỗi cung ứng thủy sản trong nước, nhà đồng sáng lập Lina nhận định quy trình chuỗi hiện khá tẻ nhạt. Việc giữ hồ sơ thủ công khiến cho toàn bộ quy trình dễ bị lỗi. Bên cạnh đó, các vấn đề khác dẫn đến việc chuỗi cung ứng thủy sản không hiệu quả là điều kiện bảo quản thực phẩm không đúng, gian lận sai lệch và tỷ lệ thực hành không được kiểm soát. Do đó, chất lượng và an ninh của thực phẩm khi đưa tới khách hàng có thể bị tổn hại, đe dọa đến an ninh kinh tế của ngành.

"Công nghệ Blockchain có thể chứng minh là một thuốc chữa bách bệnh cho các vấn đề xác minh hải sản, vì nó có thể theo dõi cá và hải sản ngay từ khâu sản xuất đến phân phối. Các tên tuổi lớn như Hyperledger thậm chí đã bắt đầu triển khai công nghệ trong các dự án của họ để giải quyết các vấn đề của ngành chuỗi cung ứng thủy sản", ông Ca nói. 

Còn chuỗi cung ứng cà phê trong một mạng lưới toàn cầu được ông Ca đánh giá "rất phức tạp". Sản xuất cà phê bị phân mảnh vì sản phẩm thường được trồng ở các khu vực đang phát triển của thế giới. Do sự phức tạp của hệ thống, chuỗi cung ứng này có điều kiện lý tưởng cho việc sử dụng Blockchain để mang lại tính minh bạch và hiệu quả cho hệ thống.

Bên cạnh đó, chuỗi cung ứng thuốc là một khía cạnh của ngành công nghiệp dược phẩm, có thể kiếm lợi từ Blockchain. Trên thực tế, các loại thuốc giả đang ngày càng trở nên rắc rối, rủi ro cho cuộc sống của con người đang tăng lên do sử dụng thuốc giả. Cùng với sự phức tạp và số lượng người dân ngày càng tăng, việc cải cách cần phải có các công nghệ kỹ thuật số đáng tin cậy và các hệ thống quản lý để có thể đảm bảo quá trình tổng thể. 

Thuốc có thể được gắn barcode (thẻ mã vạch), và khi được quét, hồ sơ của chúng có thể được lưu giữ trên blockchain trong các khối kỹ thuật số an toàn. Những hồ sơ này sẽ được cập nhật theo thời gian thực khi các loại thuốc được chuyển từ một thực thể này sang thực thể khác trong chuỗi cung ứng. Các bên có quyền truy cập, kể cả bệnh nhân, đều có thể kiểm tra hồ sơ bất cứ lúc nào.

Ông Vũ Trường Ca, Nhà đồng sáng lập Lina Network. 

Ông Vũ Trường Ca, Nhà đồng sáng lập Lina Network. 

Cụ thể, Blockchain có thể giải quyết nhiều thách thức trong ngành chuỗi cung ứng, như lưu trữ hồ sơ phức tạp và theo dõi sản phẩm. Theo đó, nhà phát triển cho biết công nghệ Blockchain là sự thay thế tốt hơn cho cơ sở dữ liệu tập trung. Bản chất bất biến của Blockchain sẽ cung cấp khả năng truy xuất nguồn gốc từ nhà sản xuất đến khách hàng, và cho phép mọi người kiểm tra xem hệ thống có bị xâm phạm ở đâu đó không. Ngoài việc đảm bảo tính toàn vẹn của sản phẩm và các nỗ lực chống hàng giả, công nghệ Blockchain có thể giúp khắc phục các vấn đề tài chính mà các nhà bán lẻ và nhà khai thác nhỏ đang phải đối mặt trong chuỗi cung ứng.

Khi Blockchain được áp dụng để tăng tốc quá trình hành chính trong chuỗi cung ứng, chi phí phụ xảy ra trong hệ thống sẽ tự động giảm trong khi vẫn đảm bảo an toàn cho các giao dịch. Việc loại bỏ các trung gian trong chuỗi cung ứng sẽ tiết kiệm được các rủi ro của gian lận, trùng lắp sản phẩm và tiết kiệm tiền.  Hơn nữa, hiệu quả sẽ được cải thiện và nguy cơ mất sản phẩm sẽ giảm với việc lưu giữ hồ sơ chính xác.

Ngoài ra, một trong những lợi ích khác của việc sử dụng Blockchain cho dữ liệu là tăng sự tương thích. Các công ty sẽ dễ dàng chia sẻ thông tin và dữ liệu hơn với các nhà sản xuất, nhà cung cấp. Tính minh bạch trong Blockchain giúp giảm sự chậm trễ và tranh chấp trong khi ngăn ngừa hàng hóa bị kẹt trong chuỗi cung ứng. Vì mỗi sản phẩm có thể được theo dõi trong thời gian thực nên sai sót cũng được kiểm soát ở mức tối đa. Điều này sẽ dẫn đến ít hàng giả hơn và đảm bảo an toàn trong các quy trình. Blockchain trong chuỗi cung ứng cũng sẽ cho phép các nhà sản xuất, đơn vị vận chuyển và người dùng cuối thu thập dữ liệu, nghiên cứu xu hướng và áp dụng quy trình giám sát dự đoán để có trải nghiệm sản phẩm tốt hơn. 

Tháng 6/2018, Lina Network ký kết biên bản hợp tác với Bộ Khoa học và Công nghệ Lào để ứng dụng công nghệ Blockchain vào định danh trong phát triển Chính phủ điện tử.

Tháng 6/2018, Lina Network ký kết biên bản hợp tác với Bộ Khoa học và Công nghệ Lào để ứng dụng công nghệ Blockchain vào định danh trong phát triển Chính phủ điện tử.

Theo một cuộc khảo sát của các công ty cung ứng được thực hiện bởi APQC và Viện Chuỗi cung ứng kỹ thuật số (DSCI), hơn 1/3 doanh nghiệp được phỏng vấn cho rằng giảm chi phí là lợi ích cao nhất của việc áp dụng Blockchain trong quản lý chuỗi cung ứng.

Với việc ra mắt nền tảng công nghệ Blockchain ứng dụng trong chuỗi cung ứng, doanh nghiệp Blockchain Lina Network cho biết họ quyết tâm đánh chiếm thị trường Đông Nam Á và Đông Á. Để thực hiện mục tiêu, trong hơn một năm qua, công ty này tiến hành làm việc và kí kết với hàng loạt tập đoàn quốc tế lớn.

Đầu tháng 10/2018, Lina ký kết hợp tác đồng hành cùng 8 doanh nghiệp, tập đoàn Nhật Bản trong các dự án đầu tư tại Việt Nam, khởi điểm là triển khai ứng dụng Blockchain trong Fintech. Tại Indonesia, công ty ký hợp tác chiến lược với hai tập đoàn là Hanoman Interaktif và PT Realta Chakadarma. 

Trước đó, Lina cũng ký kết với 8 doanh nghiệp tại Thái Lan, các trường đại học và một doanh nghiệp đến từ Ấn Độ. Trong đó, có 3 tập đoàn lớn trong lĩnh vực nông nghiệp của Thái Lan là ChokChai - tập đoàn chăn nuôi bò sữa; SAP Siam Food International Co. Ltd kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm và AIM THAI chuyên về trái cây sấy. Tháng 6/2018, Lina cũng ký kết biên bản hợp tác với Bộ Khoa học và Công nghệ Lào, ứng dụng công nghệ Blockchain vào định danh trong phát triển Chính phủ điện tử. 

Hà My